Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
Bài làm
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Ông có nhiều bài thơ hay nổi bật. Sau Cách mạng tháng Tám, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được đánh giá cao. Bài thơ không chỉ miêu tả được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn miêu tả được vẻ đẹp của con người trong lao động.
Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh hùng vĩ của biển cả vào lúc mặt trời bắt đầu lặn:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm vùng gió khơi
Hoàng hôn buông xuống đáng lẽ là lúc mà mọi người đều trở về nhà và nghỉ ngơi sau một ngày đã lao động vất vả. Vậy nhưng, với những người ngư dân thì đây mới là lúc họ bắt đầu công việc của mình. Những đoàn tàu đánh cá dần hòa mình vào với vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Mặt trời lúc này như một quả cầu lửa rực rỡ nhấp nhô trên mặt biển. Sóng đã thưa thớt dần. Mặt trời cũng đã chuẩn bị chìm hẳn để nhường chỗ cho màn đêm. Đây là lúc mà những chiếc buồm bắt đầu căng gió, những người dân vùng biển lại cất vang câu hát và đưa cánh buồm ra khơi.
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Đó là câu hát của niềm vui được lao động trên vùng biển quê hương. Câu hát ca ngợi sự giàu có mà biển cả đã mang lại cho con người. Đó là những con cá bạc, cá thu nối đuôi nhau như đoàn thoi. Chúng ngày đêm mang đến vẻ đẹp cho biển cả. Ánh sáng phát ra từ chúng vào ban đêm như dệt muôn luồng sáng trên biển. Và người ngư dân cũng cất vang lời hát thể hiện mong ước cá về đầy lưới:
Hát rằng: các bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi
Biển cả nước ta thật vô cùng hùng vĩ. Công việc đi đánh cá đêm cũng không hề đơn giản chút nào:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đứng trước sự hùng vĩ của biển cả, công việc của những người ngư dân cũng vì thế mà trở nên hùng tráng hơn. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, có trăng làm buồm, nhờ vậy mà nó có thể nhẹ nhàng lướt giữa mây cao và biển bằng để mà thăm dò bụng biển rồi giăng lưới bắt những mẻ cá đầy. Biển cũng thật đẹp khi sẵn sàng hiến dâng cho con người nguồn tài nguyên của mình:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
Biển đêm đẹp, một phần là nhờ có ánh trăng chiếu rọi vào những con cá đang bơi lội dưới biển. Càng đẹp hơn khi giữa biển đêm mênh mông ấy có âm thanh của câu hát ân tình thủy chung. Chính cái lấp lánh của cá đã làm cho công việc đánh cá biển về đêm trở nên thi vị hơn, lãng mạn hơn. Công việc này đối với người ngư dân đã trở nên hết sức quen thuộc. Họ có thể thuộc được tên và dáng hình của từng loại cá. Chúng chính là hơi thở của biển cả. Những câu hát vẫn tiếp tục được ngân vang trong lúc lao động:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Đối với người ngư dân, biển bao la như lòng mẹ. Biển cho cá giống như mẹ luôn mang đến cho con của mình những điều tốt đẹp nhất. Cứ như vậy chẳng rõ từ khi nào mà biển đã nuôi lớn con người đời này qua đời khác. Trời càng về sáng thì công việc càng trở nên gấp gáp hơn. Họ cố kéo sao cho đầy mẻ lưới trước khi trời sáng:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Cụm động từ kéo xoăn tay cho người đọc thấy được rằng đây là một mẻ cá đầy và nặng. Nó cho thấy hiệu quả và thành quả lao động của một đêm vất vả. Thu lưới về, đoàn thuyền bắt đầu chạy đua cùng với mặt trời để trở về đất liền:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Bao trùm lên toàn bộ bài thơ là cảm hứng vui tươi, lãng mạn. Những câu thơ chứa đựng sức sống đầy mãnh liệt của người dân trong lao động. Dù công việc có khó khăn, vất vả thì họ vẫn tìm thấy niềm vui. Đó chính là ý nghĩa cao đẹp mà bài thơ Đoàn thuyền đánh cá mang đến cho người đọc.
Subin Lê